Thứ Năm, 10 tháng 10, 2013

Gan nhiễm mỡ trong thai kì

Gan nhiễm mỡ cấp trong thai kỳ là bệnh nghiêm trọng, hiếm gặp và có khả năng gây chết người, thể hiện rõ ở giữa tuần 32 và 38 của thai kỳ. Tỷ lệ mắc phải khoảng 1 trên 10.000 thai phụ và thường gặp ở lần mang thai đầu tiên.
Gan nhiễm mỡ trong thai kì
Gan nhiễm mỡ trong thai kì
Gan nhiễm mỡ cấp ở thai kỳ là bệnh nghiêm trọng, hiếm gặp và có khả năng gây chết người, thể hiện rõ ở giữa tuần 32 và 38 của thai kỳ. Tỷ lệ mắc phải khoảng 1 trên 10.000 thai phụ và thường gặp ở lần mang thai đầu tiên. Triệu chứng thường là mệt mỏi, buồn nôn, nhức đầu và đau bụng ở vùng thượng vị, có thể tiến triển đến vàng da và suy gan. Khi khám lâm sàng, gan khó khám được do người bệnh đang mang thai. Các xét nghiệm cho thấy có sự tăng aminotranferase và alkaline phosphatase ở mức độ trung bình, bilirubin bình thường lúc ban đầu nhưng có thể tăng rõ rệt. Siêu âm chẩn đoán và chụp CT cũng có thể giúp cho việc chẩn đoán nhưng chủ yếu dựa vào sinh thiết gan. Ở mẫu sinh thiết gan tìm thấy tình trạng thâm nhiễm mỡ microvesicular (nhiễm mỡ dạng hạt nhỏ) dễ thấy ở vùng tiểu thùy trung tâm, hoại tử dạng đốm ở tế bào gan và sự viêm nhiễm ứ mật cũng thường gặp.

Nguyên nhân gây ra gan nhiễm mỡ cấp ở thai kỳ còn chưa rõ ràng, nhưng người ta cho rằng nguyên nhân là do giảm sự oxy hóa acid béo ở ty lạp thể. Những bất thường trong cấu tạo vi thể của ty lạp thể và bất thường trong hoạt động của các men xúc tác cho chu trình ure ở ty lạp thể được tìm thấy trong gan của những bệnh nhân này. Qua nghiên cứu người ta thấy trẻ sơ sinh của những người mẹ mắc bệnh này có sự thiếu hụt của chuỗi dài 3 - hydroxyacyl - CoA dehydrogenase, là men xúc tác bước thứ 3 quá trình oxy hóa acid béo ở ty lạp thể, sự thiếu hụt này do một gen lặn gây ra. Trẻ có khiếm khuyết này sẽ bị hạ đường huyết, hôn mê và có nồng độ men gan bất thường. Và chính những chất chuyển hóa độc hại sinh ra ở quá trình chuyển hóa acid béo ở bào thai cùng với sự thiếu hụt enzim sẽ ảnh hưởng xấu đến gan của thai phụ và gây nên tình trạng gan nhiễm mỡ.

Theo internet

Gan nhiễm mỡ men gan cao

Khi bị  gan nhiễm mỡ men gan cao thì có nguy hiểm  gì đến sức khỏe của người bệnh không?

Vì sao bệnh nhân gan nhiễm mỡ lại dễ bị men gan cao? Bệnh nhân nên làm thế nào, uống loại thuốc gì để phòng tránh? Dưới đây chúng tôi sẽ giải đáp chi tiết những thắc mắc này cho bệnh nhân.

Không ít bệnh nhân thắc mắc về vấn đề này, tại sao tôi bị gan nhiễm mỡ giai đoạn đầu khi kiểm tra chức năng gan không phát hiện men gan cao, có phải gan nhiễm mỡ men gan cao tức là bệnh tình của bệnh nhân đã nặng hơn, đồng thời có xu hướng xấu đi?

Các bác sỹ chuyên gan cho rằng, thông thường men gan cao là biểu hiện chức năng gan  không bình thường, rất có khả năng là do bệnh nhân không kịp thời khống chế bệnh tình, dẫn đến tế bào gan bị hoại tử, từ đó làm cho men gan cao. Đối với bệnh nhân mà nói thì rất nguy hiểm, bệnh nhân phải lập tức điều trị, tránh bệnh tình xấu đi từng bước phát triển thành xơ gan và ung thư gan.

Bệnh nhân gan nhiễm mỡ men gan cao không hẳn là bệnh tình đã nghiêm trọng tới mức không chữa được. Nếu bệnh nhân có thể khống chế bệnh tình một cách hiệu quả thì có thể chữa được. Điều này cần bệnh nhân phải chú trọng việc điều trị, tích cực đến bệnh viện chính quy kiểm tra, sau khi hiểu toàn diện về bệnh tình, tích cực phối hợp với bác sĩ tiến hành điều trị khoa học và uống thuốc, có thể sớm phục hồi sức khỏe.

Điều trị gan nhiễm mỡ chủ yếu là chọn bệnh viện chuyên ngành. Hiện nay phòng khám chuyên gan 12 Kim Mã của chúng tôi áp dụng liệu pháp Ozone vào điều trị bệnh gan. Đây là phương pháp tiên tiến đến từ Đức, đem lại hiệu quả điều trị cao trong thời gian ngắn, không gây đau và gây tác dụng phụ trên cơ thể bệnh nhân.

Hãy đến với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ miễn phí.

Gan nhiễm mỡ nên uống gì?

 Gan nhiễm mỡ nên uống gì? Một số thực phẩm khuyên dùng cho người bị Gan nhiễm mỡ
Gan nhiễm mỡ nên uống gì?
Gan nhiễm mỡ nên uống gì?

            1. Nhộng tằm:
            Có tác dụng làm giảm cholesterol huyết thanh và cải thiện chức năng gan. Nhộng thường dùng dưới dạng các món ăn hoặc tán thành bột để uống.

            2. Nấm hương:
            Chứa những chất có tác dụng làm giảm cholesterol trong máu và tế bào gan. Thường dùng dưới dạng thực phẩm để chế biến các món ăn.

            3. Lá trà:
            Có khả năng giảm trừ các chất bổ béo. Trà có khả năng làm tăng tính đàn hồi thành mạch, làm cholesterol máu và phòng chống sự tích tụ mỡ trong gan.

            4. Lá sen:
            Giảm mỡ máu, giảm béo và phòng chống sự tích tụ mỡ trong tế bào gan. Lá sen đượcc dùng pha nước sôi uống thay trà hoặc nấu cháo lá sen.

            5. Bắp trái, rau cần:
            Có tác dụng hạ cholesterol trong máu và tế bào gan. Những thực phẩm này đặc biệt thích hợp cho bệnh nhân GNM.

            6. Các loại rau trái tươi khác:

            Cải xanh, cải cúc, rau muống… có công dụng giải nhiệt làm mát gan. Cà chua, cà rốt, măng bí đao, mướp, dưa gang, dưa chuột… thanh nhiệt, lợi tiểu. Các loại dầu thực vật như dầu đậu phộng, dầu mè, dầu đậu nành… chứa nhiều acid béo không no có tác dụng làm giảm cholesterol máu; Các thức ăn chế biến từ đậu nành, đậu xanh, đậu đen…

            7. Thực phẩm cần kiêng:
            Đồ ăn quá béo bổ như mỡ động vật, lòng đỏ trứng, não và gan gia súc, bơ… Các thứ quá cay và nóng như gừng, tỏi, ớt, hạt tiêu, rượu, cà phê, trà đặc…

Hãy chú ý đề phòng và giữ gìn sức khỏe nếu không muốn bệnh trở nên nghiêm trọng. 

Gan nhiễm mỡ tác hại là gì ?


Gan là một trong những bộ phận quan trọng nhất của cơ thể người. Ngoài chức năng lọc độc tố, gan còn có vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa chất đường và các axit béo thành năng lượng, chất dinh dưỡng đi nuôi các cơ quan khác trong cơ thể. Khi gan bị nhiễm mỡ, gan sẽ bị tổn thương, chức năng gan hoạt động sẽ không bình thường nên sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người bệnh.
Gan nhiễm mỡ tác hại là gì ?
Gan nhiễm mỡ tác hại là gì ?

Tại sao bị gan nhiễm mỡ?

Gan nhiễm mỡ thường xảy ra ở những người:

- Có chế độ dinh dưỡng không hợp lý: thường xuyên bổ sung các loại thực phẩm nhiều dầu, mỡ (đặc biệt là mỡ động vật), đường...

- Béo phì, ít vận động.

- Khẩu phần ăn thiếu đạm (protein).

- Thường xuyên uống rượu, bia.

- Bị bệnh tiểu đường.

- Bị nhiễm các bệnh viêm gan B, C.

- Dùng một số loại thuốc có tác dụng phụ gây chứng gan nhiễm mỡ.

Bệnh gan nhiễm mỡ gây ảnh hưởng thế nào đến người bệnh?

Thời gian đầu, gan nhiễm mỡ không làm ảnh hưởng gì đến hoạt động của các cơ quan trong cơ thể cũng như hoạt động sống hàng ngày của người bệnh. Tuy nhiên, nếu không được khắc phục sớm, gan nhiễm mỡ sẽ tiến triển nặng hơn, gây những tổn thương nghiêm trọng: làm giảm các chức năng gan, phá hủy các tế bào gan gây xơ gan, thậm chí dẫn đến ung thư gan… Trường hợp gan nhiễm mỡ cấp tính bệnh nhân sẽ bị vàng da, suy gan, có biểu hiện rối loạn tâm thần.

Gan nhiễm mỡ làm cho người bệnh chán ăn, mệt mỏi

Điều trị bệnh gan nhiễm mỡ

Điều trị bệnh gan nhiễm mỡ phải xuất phát từ nguyên nhân gây bệnh, vì vậy song song với việc sử dụng các loại thuốc điều trị của bác sĩ, người bị gan nhiễm mỡ cũng cần quan tâm đến chế độ ăn uống, sinh hoạt hàng ngày để đảm bảo đẩy lùi căn bệnh một cách nhanh nhất, hạn chế những tác hại không mong muốn cho gan.

Những loại thức ăn hàng ngày được xếp vào “danh sách” ăn kiêng của người bị gan nhiễm mỡ đa phần là những loại thức ăn nhiều dầu, mỡ, gan động vật, lòng đỏ trứng, bơ, các đồ ăn cay, nóng, đồ uống chứa các chất kích thích như rượu, bia, cafe...

Ngoài ra người bệnh cần phải tập luyện thể dục thể thao thường xuyên, phù hợp với bản thân để có một sức khỏe tốt nhất, góp phần đẩy lùi bệnh tình nhanh nhất.

Người bệnh nên trao đổi trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa gan để nhận được những lời khuyên tốt nhất về chế độ ăn uống, luyện tập cũng như các biện pháp điều trị, tránh để bệnh tình quá nặng mà có những biến chứng không tốt xảy ra.

Đau bụng có thể là dấu hiệu của gan nhiễm mỡ

Bệnh gan nhiễm mỡ không chỉ gặp và ảnh hưởng đến những người uống nhiều rượu. Những người không hề uống rượu cũng có thể gặp bệnh này, kể cả trẻ em.

dau hieu benh gan nhiem mo
dau hieu benh gan nhiem mo

Béo phì là một yếu tố tạo nguy cơ cao, và mặc dù bạn có gan nhiễm mỡ, bạn có thể không thấy triệu chứng gì. Đau là một tín hiệu cho thấy có điều bất ổn trong cơ thể bạn. Những người bị gan nhiễm mỡ và đau nặng cần được chăm sóc y tế và thực hiện các bước theo bác sĩ để cải thiện sức khỏe, bao gồm cả việc thay đổi chế độ ăn uống và lối sống.
Gan hỗ trợ hệ thống mạch máu, xử lý và tổng hợp các chất dinh dưỡng mà bạn ăn, và tiết ra mật, giúp phá vỡ các chất béo. Gan là một tuyến cực kỳ quan trọng vì nó lọc ra các độc tố cùng với túi mật. Nó giữ các thành phần tốt như máu và vi khuẩn lành mạnh và tấn công các vi khuẩn không lành mạnh và các chất thải không có lợi cho cơ thể.
Bệnh gan nhiễm mỡ bởi yếu tố cồn
Những người uống rượu bia quá mức có thể phát triển bệnh gan nhiễm mỡ. Điều này có nghĩa là chất béo được lưu trữ lại trong gan. Bây giờ, nếu cắt giảm hoặc ngừng uống rượu, tình trạng gan nhiễm mỡ có thể được đảo ngược theo chiều hướng tốt hơn. Nó thậm chí còn có thể làm cho tình trạng gan nhiễm mỡ hết hẳn mà không cần phải can thiệp quá nhiều bằng các loại thuốc chỉ định.
rượu bia gây gan nhiễm mỡ
Bệnh gan nhiễm mỡ không phải do yếu tố cồn gây ra
Kể cả những người không có thói quen uống quá nhiều rượu bia cũng có khả năng bị gan nhiễm mỡ, hoặc NFLD (mỡ trong gan không gây tổn thương) – một thuật ngữ chung cho các điều kiện bệnh gan nhiễm mỡ khác nhau xảy ra ở trẻ em và người lớn những người không uống quá nhiều đồ uống có cồn, hay còn được gọi là bệnh gan nhiễm mỡ lành tính. Trường hợp này phổ biến nhất là gan nhiễm mỡ không có biến chứng. Điều này có nghĩa rằng các tế bào mỡ đã tích lũy trong gan, nhưng có thể có hoặc không có thể gây ra thiệt hại. Trong một tình trạng nghiêm trọng hơn được gọi là mỡ trong gan gây tổn thương, sẽ khiến các tế bào gan sưng lên và bắt đầu tích lũy mỡ và tạo ra mô sẹo. Cuối cùng, xơ gan có thể xảy ra nếu gan bị hư hỏng quá nhiều.
Bệnh gan nhiễm mỡ và những cơn đau
gan nhiem mo gay dau bung
Hầu hết các trường hợp bị gan nhiễm mỡ lành tính thường không đau và không có bất kỳ triệu chứng nào. Thông thường, nếu trong trường hợp gan nhiễm mỡ gây đau bụng thì người bệnh sẽ bị đau tập trung ở phần trên bên phải của bụng. Hoặc là người bệnh cũng có thể bị đau toàn thân mặc dù không phổ biến lắm. Đau đớn là kết quả của viêm gan hoặc căng gan. Các mức độ nghiêm trọng của cơn đau phụ thuộc vào khả năng chịu đau của mỗi người bệnh và có thể do các biến chứng khác. Những cơn đau cảm thấy xung quanh khu vực gan thực sự có thể là do sỏi mật. Ngoài ra, ung thư gan, viêm dạ dày hoặc viêm tụy là những nguyên nhân khác khiến người bệnh bị đau đớn kinh khủng, có liên quan đến cả bệnh gan nhiễm mỡ.
Theo Afamily

Nguyên nhân gây gan nhiễm mỡ ở trẻ nhỏ

Gan nhiễm mỡ là tình trạng tích tụ hàm lượng mỡ trong gan nhiều hơn mức bình thường. Nhiều người nghĩ rằng, gan nhiễm mỡ chỉ có thể gặp ở người lớn. Tuy nhiên, gần đây, người ta đã phát hiện ra số lượng trẻ bị gan nhiễm mỡ cũng không phải là ít.
Nguyên nhân gây gan nhiễm mỡ ở trẻ nhỏ
Nguyên nhân gây gan nhiễm mỡ ở trẻ nhỏ

Nguyên nhân dẫn đến gan nhiễm mỡ ở trẻ em không giống với ở người lớn như là rượu, các bệnh đái tháo đường, viêm gan… vậy nguyên nhân chủ yếu ở trẻ là gì?
Trẻ em trong thời kỳ đặc biệt của sự tăng trưởng và phát triển, cũng là thời kỳ quan trọng của sự phát triển mỡ. Do sự chăm sóc không thích hợp nên ngày càng nhiều trẻ béo phì. Vì thế, béo phì trở thành nguyên nhân chủ yếu gây ra gan nhiễm mỡ ở trẻ em.
Gan nhiễm mỡ ở trẻ em không chỉ có ở những trẻ béo phì, một số tuy không mập nhưng vẫn bị gan nhiễm mỡ . Trong rất nhiều bệnh mạn tính như: lao phổi, nhiễm trùng huyết, viêm xương tủy, thiếu máu trầm trọng, tiêu chảy mạn tính, các bệnh về chuyển hóa như bệnh về đường tiêu hóa, dẫn đến không thể ăn uống, bệnh tiểu đường, làm cơ thể tiêu hao nhiều hay chuyển hóa khác thường, năng lượng thường xuyên không thể thỏa mãn nhu cầu của cơ thể, dẫn đến kích thích phân giải mỡ toàn thân thành acid béo, vận chuyển đến gan, nhưng gan không thể chuyển hết thành năng lượng, các phần dư thừa lắng đọng trong gan, hình thành gan nhiễm mỡ.
tre beo phi de mac benh gan
Ngộ độc thuốc: Ngộ độ thuốc tetraclin, phosphor, carbon tetreclorid… đều dẫn đến mỡ tồn đọng trong tế bào gan hình thành gan nhiễm mỡ.
Dùng chất kích thích trong thời gian dài cũng có thể làm cho sự chuyển hóa chất béo khác thường, cũng có thể dẫn đến gan nhiễm mỡ.
Những nguyên nhân khác: Những bệnh di truyền, các bệnh chuyển hóa như hội chứng Prader Willi, hội chứng Frohlich… rất ít gặp. Hơn nữa trẻ thường có gương mặt đặc thù, trí lực thấp, cơ quan sinh dục ngoài phát triển không tốt… Hội chứng Reye là biến chứng do nhiễm virus nghiêm trọng, rất ít gặp.
Biểu hiện gan nhiễm mỡ ở trẻ
Phần lớn trẻ bị gan nhiễm mỡ không hề có cảm giác khó chịu. Một số trường hợp bệnh nhẹ, có cảm giác đau từ hai bên sườn trở lên hoặc đau bụng.
Gan phù thũng ở mức nhẹ hoặc mức trung bình có biểu hiện mép bóng trơn, ấn không đau, nên hơi cứng hoặc là rất cứng. Thời gian bệnh càng dài, gan càng cứng nhưng chức năng của gan có thể vẫn bình thường.
Gan nhiễm mỡ có thể sẽ phát triển thành xơ gan, thậm chí gan mất chức năng chuyển hóa, xuất hiện những tình trạng nghiêm trọng như tràn dịch màng bụng, hôn mê…

Gan nhiễm mỡ và cách điều trị

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh khá phổ biến trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Bệnh diễn biến “im lặng”, hầu như không có triệu chứng nhưng có thể dẫn đến viêm gan, xơ gan, thậm chí ung thư gan. Sau đây là hướng dẫn về gan nhiễu mỡ và cách điều trị .
 
Nguyên nhân gây bệnh
 
Gan là một trong những cơ quan quan trọng nhất của cơ thể vì đảm nhiệm nhiều chức năng (chuyển hóa lipid, protein và thuốc, thải độc, dự trữ vitamin…) nhưng lại dễ bị tổn thương. Nguyên nhân gây bệnh gan nhiễm mỡ có thể do uống rượu, bia thái quá, do virus, nhiễm độc chất, thuốc gây viêm gan… và đặc biệt là do rối loạn chuyển hóa. Khoảng 75% người béo phì và tiểu đường tuýp 2 bị gan nhiễm mỡ, đặc biệt ở 3% trẻ em (trong số này trên 50% trẻ béo phì) cũng bị gan nhiễm mỡ.
 
Sự nguy hiểm của bệnh gan nhiễm mỡ
 
Đối với những bệnh nhân bị gan nhiễm mỡ do uống quá nhiều rượu trong một thời gian dài thì ngoài việc gây ra gan nhiễm mỡ, rượu còn gây ra viêm gan hoặc xơ gan. 
 
Còn đối với những người bị gan nhiễm mỡ nhưng không uống rượu, sự tích tụ chất mỡ nhiều ở trong gan cũng có thể gây viêm gan. Ở những bệnh nhân này, nếu không phát hiện và điều trị kịp thời thì nguy cơ biến chứng xơ gan và ung thư gan là rất cao. Có khoảng 10% bệnh nhân gan nhiễm mỡ chuyển thành xơ gan và ung thư gan.
 
Có điều trị được bệnh gan nhiễm mỡ không?
 
Việc điều trị gan nhiễm mỡ phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Điều quan trọng cần nhớ là nếu gan bị nhiễm mỡ mà không bị viêm gan nghĩa là gan không bị hư hoại gì thì không cần thiết phải điều trị bằng thuốc. Việc điều trị là phải điều trị nguyên nhân gây ra gan nhiễm mỡ. 
 
Tuy nhiên, do một số bệnh nhân gan nhiễm mỡ có thể bị viêm gan do chất mỡ và có nguy cơ bị xơ gan, cho nên họ cần tuân thủ một số nguyên tắc sau đây: 
 
- Đối với những người béo phì thì việc điều trị trước tiên là áp dụng một chế độ ăn uống tiết chế (cữ bớt chất béo, bớt chất đường và ăn đủ nhu cầu về đạm) đồng thời kết hợp với việc tập luyện để giảm cân. Chỉ cần giảm cân là tình trạng gan nhiễm mỡ có thể cải thiện.
 
Gan nhiễm mỡ có điều trị được không-1?
 
Giảm cân là cách để hạn chế gan nhiễm mỡ
 
- Đối với những người nghiện rượu, nếu được cai rượu sớm, gan có thể bình phục hoàn toàn và ngăn chặn được khả năng gây viêm gan và xơ gan do rượu. Chỉ có gan nhiễm mỡ do rượu là có thể hồi phục một cách ngoạn mục khi ngưng rượu hoàn toàn. 
 
- Đối với bệnh nhân bị tiểu đường, cần điều chỉnh sao cho đường huyết ở trong giới hạn bình thường. Nếu có béo phì kèm theo thì cũng áp dụng ăn uống để làm giảm cân. 
 
- Một số thuốc ảnh hưởng trên sự biến đổi chất mỡ ở gan như corticoides, estrgen... cần phải ngưng dùng. 
 
- Đối với những bệnh nhân bị viêm gan do mỡ nhưng không bị béo phì và không bị tiểu đường thì nên ăn chế độ ăn có ít chất mỡ. 
 
Như vậy, chúng ta thấy rằng việc điều trị gan nhiễm mỡ chủ yếu là thay đổi chế độ ăn uống và giải quyết tốt những nguyên nhân dẫn đến gan nhiễm mỡ. Do đó, để bảo vệ lá gan của mình cũng như ngăn ngừa căn bệnh gan nhiễm mỡ, chúng ta cần phải hiểu rõ về nó từ đó có những biện pháp phòng tránh bệnh tốt nhất.

Chữa Gan nhiễm mỡ bằng đông y

Đông y không có tên bệnh gan nhiễm mỡ, bởi vì các tên bệnh trong Đông y thường là tập hợp các hội chứng hoặc bệnh do rối loạn công năng các tạng phủ do nguyên nhân nào. Bệnh gan nhiễm mỡ mới xuất hiện mấy thập niên gần đây, nhờ có sự trợ giúp của máy siêu âm ổ bụng, xét nghiệm máu và xét nghiệm chức năng gan, thấy có sự biến đổi khác thường.
Chữa Gan nhiễm mỡ bằng đông y
Chữa Gan nhiễm mỡ bằng đông y
Chữa Gan nhiễm mỡ bằng đông y
Cách chẩn đoán bệnh của Đông y
- Nghe (văn) âm thanh tiếng nói, tiếng ho, tiếng thở, ngửi mùi hơi thở và các chất thải như đờm, nước tiểu, phân…
- Hỏi (vấn):
+ Về nguyên nhân xuất hiện chứng bệnh.
+ Mức độ bệnh: nặng, nhẹ, ít, nhiều.
+ Thời gian mắc mới hay đã lâu.
+ Tính chất bệnh liên quan đến nóng, lạnh… hay thức ăn…
- Sờ (thiết): xem mạch, sờ bụng, sờ da tay, chân…
Từ 4 bước trên ta thấy gan nhiễm mỡ thường gặp ở người béo, bụng to, điều kiện ăn uống dư dật, ăn nhiều lại ít vận động. Nhìn người thường to béo nặng nề, da mặt có thể sạm. Hỏi kỹ giai đoạn đầu người đó có thể ăn nhiều – khi tăng cân nhiều thường ăn ít – nhưng lại ngại hoạt động – ngồi hay nằm nhiều – khả năng dị hóa giảm.
Gan nhiễm mỡ giai đoạn đầu chưa có triệu chứng gì, giai đoạn sau, do mỡ bao bọc tế bào gan làm giảm chức năng của gan như chống độc, điều hòa tuần hoàn máu… dẫn tới xơ gan.
gan nhiem mo tren sieu am
Mỡ đã xâm nhập vào gan nghĩa là xâm nhập được vào các cơ quan khác như xâm nhập vào tim mạch làm hẹp và cứng lòng mạch gây tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim. Mỡ xâm nhập vào thận làm giảm khả năng bài tiết của thận. Ở người gan nhiễm mỡ hay xuất hiện bệnh cảnh đa phủ tạng. Vì vậy phòng và chữa gan nhiễm mỡ là phòng bệnh đa phủ tạng; phòng bệnh tim mạch, bệnh rối loạn chuyển hóa… Khi bệnh đã nặng (gây xơ gan), rất khó điều trị và thuộc bệnh nan trị.
Phòng thế nào?
Trước hết cần có chế độ sinh hoạt điều độ, cơ thể luôn ở thể vận động. Hạn chế ngồi lâu, đứng lâu. Nếu do tính chất công việc cũng cần lưu tâm để sau mỗi giờ có đổi tư thế – ví dụ như từ trạng thái ngồi sang trạng thái đi lại. Tay chân luôn được vận động để khí huyết lưu thông.
Hạn chế ăn mỡ động vật và chất nhờn béo, không ăn quá thừa chất; thịt, đường, mỡ. Trong bữa ăn nên xen kẽ thịt, rau, đậu, giảm uống bia, rượu.
Người từ 45 – 50 tuổi hạn chế ăn đường, tinh bột và chất béo, hạn chế uống bia, rượu. Tập thể dục có động tác vận động tay chân, cơ bụng; tập thở sau khi đã vận động cơ bắp; hạn chế các bực tức, uất ức, cần phải giải tỏa bằng cách chia sẻ tâm sự với bạn bè, cha mẹ, anh chị em… Đông y lưu ý uất hại can, nhưng buồn bực uất ức kéo dài dễ gây rối loạn chuyển hóa, lắng đọng mỡ ở các tạng phủ.
Đông y điều trị bệnh gan nhiễm mỡ
Tùy thuộc vào triệu chứng của người bệnh. Nếu người béo tăng cân bụng to, là có nguy cơ gan nhiễm mỡ, có thể dùng: nước rau má; nước nhân trần; actiso uống hằng ngày.
Người béo có thể dùng một trong những bài thuốc sau:
Bài 1: Bạch linh 12g, trần bì 12g, hương phụ chế 16g, bán hạ 12g, sơn tra 20g. Sắc uống ngày một thang.
Bài 2: Nhân trần 12g, hoàng cầm 10g, trạch tả 12g, chi tử 8g, chỉ thực 12g. Sắc uống ngày một thang.
Khi đã phát hiện gan nhiễm mỡ có thể uống phối hợp actiso 12g với một trong các bài thuốc sau:
Bài 1: Bạch linh 12g, bạch truật 12g, bạch thược 12g, sài hồ 12g, cam thảo 6g, gừng 8g, uất kim 12g, đương quy 12g. Sắc uống ngày một thang.
Bài 2: Nhân trần 12g, bạch truật 12g, bạch linh 12g, sa tiền 12g, xích thược 12g, trạch tả 12g, ý dĩ 16g, sơn tra 16g. Sắc uống ngày một thang.
Bài 3: Sài hồ 12g, đương quy 12g, chỉ thực 12g, xuyên khung 12g, hậu phác 12g, đại táo 12g, bạch thược 12g, uất kim 12g. Sắc uống ngày một thang.
PGS.TS. Dương Trọng Hiếu
Theo Sức khỏe Đời sống

Gan Nhiễm Mỡ Độ 1 như thế nào ?

Gan Nhiễm Mỡ Độ 1 như thế nào ?
" Thưa bác sĩ, em được biết gan nhiễm mỡ đang khá phổ biến hiện nay, không biết bệnh này có nguy hiểm không? Nhiều người nói rằng gan nhiễm mỡ có thể dẫn đến ung thư gan và xơ gan có đúng không ạ?"
Gan Nhiễm Mỡ Độ 1
Gan Nhiễm Mỡ Độ 1

Gan nhiễm mỡ chỉ là bệnh nhẹ nếu chỉ bị gan nhiễm mỡ đơn thuần, tế bào gan chưa bị hoại tử và xơ hóa do chất mỡ. Gan nhiễm mỡ thường được phát hiện sớm ở giai đoạn 1 qua khám sức khỏe định kỳ như: siêu âm, xét nghiệm máu… giai đoạn này bệnh nhân không có biểu hiện triệu chứng. Các giai đoạn sau (giai đoạn 2, giai đoạn 3) người bệnh thường thấy mệt mỏi, uể oải, đầy hơi, khó chịu, chán ăn, ngứa ngáy, làm việc lười biếng không tập trung, sức khỏe suy giảm rõ rệt…


Gan nhiễm mỡ là một bệnh lành tính, không nguy hiểm nếu như được phát hiện sớm và có can thiệp kịp thời. Tuy nhiên, đây là một bệnh lý diễn biến âm thầm, cơ thể người bệnh sẽ dần thích nghi với những triệu chứng bệnh lý nên thường bỏ qua, do vậy bệnh sẽ trở nên vô cùng nguy hiểm, diễn tiến nặng của bệnh gan nhiễm mỡ có thể gây xơ gan, ung thư gan.
Chúng ta có thể phòng tránh bệnh gan nhiễm mỡ bằng những cách sau:
Loại bỏ thói quen dùng nhiều bia, rượu, bỏ thuốc lá
Tập thể dục hàng ngày
Duy trì một chế độ dinh dưỡng nhiều rau quả, sinh tố…Hạn chế thức ăn giàu chất béo như mỡ động vật, nội tạng…
Khám sức khỏe định kỳ 3 hoặc 6 tháng 1 lần để phát hiện bệnh và điều trị sớm
Dùng thuốc: hiện nay chưa có thuốc đặc hiệu cho bệnh gan nhiễm mỡ. Tuy nhiên vẫn có thể dùng: các thuốc hạ men gan hoặc các thuốc bảo vệ gan để cải thiện tình trạng gan nhiễm mỡ.
Nguồn internet

Gan nhiễm mỡ có nguy hiểm không ?

Nhắc đến bệnh gan nhiễm mỡ, nhiều người cho rằng đây là căn bệnh lành tính, không có gì đáng nguy hiểm nên nhiều người thường chủ quan. Tuy nhiên, theo các bác sĩ phòng khám chuyên gan 12 Kim Mã, căn bệnh này lại ẩn chứa nhiều tai họa mà nhiều người không biết. 
Nguyên nhân gây bệnh gan nhiễm mỡ

Gan nhiễm mỡ có nguy hiểm không ?
Gan nhiễm mỡ có nguy hiểm không ?
- Gan nhiễm mỡ do dinh dưỡng: bao gồm thành phần thức ăn không hợp lí, có nhiều chất béo, hấp thu quá nhiều đường, thói quen ăn uống không tốt (uống nhiều bia rượu), chế độ sinh hoạt không điều độ (ngồi nhiều, ít vận động, tinh thần suy nhược căng thẳng), di truyền nếu trong gia đình có nhiều người bị béo phì.

- Gan nhiễm mỡ do chất hóa học như uống quá nhiều bia rượu, nhiễm độc phospho, Arsenic, chì...

- Gan nhiễm mỡ do nội tiết, do bệnh tiểu đường…

- Gan nhiễm mỡ do miễn dịch.

- Gan nhiễm mỡ do dùng một số loại thuốc có thể dẫn đến bệnh như các loại corticide, Tetracyclin, các thuốc kháng ung thư, thuốc hocmon sinh dục nữ...

- Do vi khuẩn, virus trong quá trình bị viêm gan siêu vi B, C thường có biến chứng gan nhiễm mỡ đặc biệt là viêm gan siêu vi C (nhiều khi còn gọi là hậu viêm gan siêu vi là gan nhiễm mỡ).

Biến chứng của bệnh gan nhiễm mỡ

Bệnh gan nhiễm mỡ, nhất là bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu thường không gây cho bệnh nhân bất cứ triệu chứng cụ thể nào vì thế mà người bệnh không biết. Nếu người bệnh vẫn tiếp tục giữ chế độ dinh dưỡng phản khoa học, uống nhiều rượu bia, không điều trị bệnh viêm gan siêu vi… thì bệnh tình sẽ ngày càng nặng hơn và có thể diễn tiến sang xơ gan và ung thư gan. Đến khi người bệnh cảm thấy có triệu chứng bất thường trong cơ thể mới đi kiểm tra thì phần lớn trường hợp đã ở giai đoạn muộn.

Gan nhiễm mỡ tiềm ẩn tai họa nào-1?
Gan nhiễm mỡ diễn tiến sang xơ gan

Ngăn chặn những “kẻ” làm hại gan 

Để ngăn chặn tình trạng gan nhiễm mỡ, chúng ta có thể áp dụng một hay nhiều biện pháp như sau:

- Thực hiện chế độ ăn hợp lý và chế độ tập luyện để giảm cân nếu bạn bị thừa cân, béo phì.

- Nếu bệnh liên quan đến uống rượu thì bạn phải kiên quyết bỏ rượu. Trường hợp do ngộ độc thuốc chữa bệnh thì bạn phải tham khảo ý kiến của bác sĩ để ngưng ngay những thuốc làm cho gan nhiễm mỡ và thay thế bằng những thuốc an toàn.

- Đối với bệnh nhân bị tiểu đường, cần khống chế lượng đường trong máu luôn ở mức độ bình thường. Bệnh nhân bị viêm gan siêu vi phải điều trị tích cực để kiểm soát tình trạng viêm và diễn tiến dẫn đến xơ gan.

Nếu gan của bạn chưa bị nhiễm mỡ, bạn cần thực hiện một lối sống lành mạnh như: ăn uống hợp lý, hạn chế năng lượng dư thừa; không ăn các loại thức ăn chứa nhiều cholesterol như phủ tạng động vật (gan tim, bầu dục…), lòng đỏ trứng…; nên ăn dầu thực vật, hạn chế mỡ động vật; ăn chất đạm vừa phải; nên ăn các loại thức ăn có tác dụng giảm mỡ như: đậu nành và các loại đậu khác, cà chua chín, rau các loại: cần tây, diếp cá, cải xanh, cải cúc, rau ngót, rau muống, tỏi, nấm hương và các loại trái cây như cam, chanh, quýt, bưởi, táo, bổ sung vitamin nhóm B, uống nước chè xanh…; bỏ hẳn rượu, bia.

Bạn cũng cần tăng cường vận động, tập thể dục thường xuyên phù hợp với sức khỏe. Nên khám kiểm tra đường huyết, cholesterol và triglycerid máu định kỳ 6 tháng/lần để kịp thời phát hiện và điều trị các bệnh gây nhiễm mỡ gan.

Đó chính là những khuyến cáo của các bác sĩ phòng khám chuyên gan 12 Kim Mã.

Gan nhiễm mỡ kiêng ăn gì ?

Chế độ ăn uống, kiêng kị cho người bị máu nhiễm mỡ

  Lượng mỡ trong máu tăng cao liên quan chặt chẽ với chế độ ăn uống của chính bạn. Cách điều trị đơn giản và hiệu quả nhất là điều chỉnh ngay trong bữa ăn hàng ngày của gia đình. Bài này xin đưa ra một số gợi ý về những thực đơn giúp giảm và ngăn ngừa lượng mỡ nhiễm trong máu.
Gan nhiễm mỡ kiêng ăn gì ?
Gan nhiễm mỡ kiêng ăn gì ?

Những người bị mỡ trong máu cao cần biết kiểm soát ăn uống một cách nghiêm khắc. Nên ăn những loại thực phẩm có chứa hàm lượng cholesterol thấp như rau xanh, các sản phẩm được làm từ đậu, thịt nạc thăn… Đặc biệt là nên ăn những loại rau xanh có chứa nhiều chất xơ. Chỉ có như vậy thì mới làm giảm được sự hấp thụ của đường ruột đối với cholesterol.
- Không nên ăn tối quá muộn với thức ăn nhiều đạm vì rất khó tiêu hoá và sẽ làm lượng cholesterol đọng trên thành động mạch dẫn đến xơ vữa động mạch.
- Nên ăn nhạt vì thức ăn này có lợi cho sức khoẻ và bệnh tim. Kiêng thức ăn có nồng độ chất béo cao, nên ăn những thức ăn ít chất béo như cá, đậu phụ, đỗ tương.
- Nên ăn thực phẩm có nhiều tác dụng giảm mỡ trong máu như: Gừng, chế phẩm đậu sữa, nấm hương, mộc nhĩ, hành tây, ba ba, trà, dầu ngô.
Để khắc phục tình trạng cholesterol máu cao, chế độ ăn là ưu tiên số một.
Ăn ít chất béo
Để giảm cholesterol trong máu, chế độ ăn chỉ được cung cấp dưới 30% calo từ chất béo - Tránh ăn mỡ động vật (mỡ lợn, bơ, mỡ bò...) và kem sữa bò: Những thực phẩm này chứa nhiều chất béo no, những chất rất dễ làm tắc động mạch. Cách tốt nhất là chọn toàn thịt nạc, nếu ăn thịt gia cầm thì nên bỏ da. Nếu dùng các thức ăn từ sữa thì nên chọn loại đã tách kem (còn gọi là sữa gầy). Ngay cả sữa chua hay pho mát cũng nên chọn loại làm từ sữa gầy hoặc sữa có hàm lượng chất béo chỉ 1-2%.
- Tránh dùng dầu cọ hay dầu dừa. Không chỉ tồn tại riêng lẻ, các loại dầu này có mặt trong kem thực vật để uống với cà phê (coffee creamers, coffee mate), bánh kem, kẹo chocolate…
- Tránh các thức ăn như bơ thực vật dạng thỏi và bánh, bánh nướng lò, sản phẩm dạng rán như khoai tây rán, mì ăn liền và nhiều thức ăn công nghiệp chế biến sẵn khác. Trong những thức ăn này có axit béo dạng trans, có thể làm tăng lượng cholesterol máu. Để tránh axit này, nếu muốn phết bơ lên bánh mì hãy chọn loại bơ thực vật mềm.
- Nên dùng dầu ô liu, dầu cải, dầu ngô, dầu hạt rum, dầu đậu nành và dầu hướng dương. Đây là những loại dầu có tác dụng làm hạ mức cholesterol. Điều cần lưu ý là tổng tất cả các loại chất béo nói trên đều không được vượt quá 30% lượng calo cho phép.
Ít ăn thịt đỏ, ăn nhiều cá, rau quả
- Giới hạn lượng thịt đỏ (bò, ngựa, trâu, cừu) tiêu thụ dưới 255 g/tuần.
- Ăn nhiều cá (mỗi tuần vài ba lần) để thu nhận axit béo hệ Omega-3, có tác dụng bảo vệ tim mạch. Cá hồi, cá ngừ, cá mòi, cá trích và cá thu có nhiều axit béo loại này.
- Tăng lượng chất xơ trong bữa ăn, đặc biệt là dưới dạng hòa tan. Những thức ăn có nhiều chất xơ hòa tan là gạo lức, các hạt họ đậu, đậu lăng, lúa mạch, rau, trái cây (táo, lê, ổi, mận, cam, bưởi). Các thức ăn này làm giảm lượng chất béo và cholesterol được hấp thụ vào cơ thể, giúp "trục xuất" các muối mật ra ngoài.
- Nạp đủ axit folic: Nếu hàm lượng axit này trong máu quá thấp thì hàm lượng homocystein sẽ tăng, dẫn đến nguy cơ bị bệnh tim. Các nhà nghiên cứu khuyến cáo nên nạp mỗi ngày 400 microgram axit folic qua các thực phẩm như rau chân vịt, nước ép trái cam, bánh mì, lạc, đậu trắng và mầm lúa mì.