Hiển thị các bài đăng có nhãn gan-nhiem-mo-nen-uong-gi. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn gan-nhiem-mo-nen-uong-gi. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 5 tháng 11, 2013

Thực phẩm loại bỏ chất béo trong gan

Ngày nay, nhiều người điều trị gan nhiễm mỡ bằng chế độ ăn uống với mục đích giảm bớt bệnh gan nhiễm mỡ bằng cách ăn các loại thực phẩm có lợi. 
Gan nhiễm mỡ được gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất béo trong các tế bào gan, gây nguy hiểm cho sức khỏe của con người. Việc điều chỉnh chế độ ăn uống theo hướng khoa học hơn sẽ góp phần rất lớn vào việc giảm chất béo trong gan, từ đó đẩy lùi bệnh gan nhiễm mỡ.


Các thực phẩm tốt cho bệnh gan nhiễm mỡ
Trong chế độ ăn uống hàng ngày, có một số loại thực phẩm có thể loại bỏ chất béo trong gan. Những thực phẩm này chủ yếu bao gồm dưa chuột, tỏi, hành tây, gừng, sữa, đậu nành, thịt rùa…
Dưa chuột đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy nhu động dạ dày và giảm cholesterol. Đồng thời, chất axit tartronic trong dưa chuột có thể ngăn chặn sự hình thành của chất béo gây ra bởi đường.
Dưa chuột tốt cho bệnh nhân gan nhiễm mỡ
Tỏi có thể làm giảm cholesterol có hại trong máu bên trong cơ thể con người. Allicin có trong tỏi có thể duy trì giảm cholesterol và chất béo. Nó có thể chống lại vi khuẩn, ngăn ngừa xơ vữa động mạch và làm giảm đường huyết và mỡ máu. Nếu người ta trộn một ít allicin vào sữa, cholesterol có trong sữa có thể giảm hiệu quả.
Hành tây có chứa một số chất dinh dưỡng đặc biệt có thể làm giảm mỡ máu cho cơ thể con người. Đồng thời, các chất dinh dưỡng cũng có thể giúp mọi người ngăn chặn sự hình thành của xơ vữa động mạch. Do đó, bệnh nhân có bệnh tim mạch cũng có thể tăng lượng hành trong cuộc sống hàng ngày.
Sữa chứa carboxyl và methyl có thể kiềm chế hoạt động của synthetase cholesterol bên trong cơ thể con ngườ, hạn chế sự tổng hợp cholesterol và giảm hàm lượng của cholesterol trong máu. Ngoài ra, lượng canxi có trong sữa cũng có thể làm giảm sự hấp thu cholesterol trong cơ thể con người.
Gừng có chứa một loại hợp chất hữu cơ đặc biệt mà hiệu quả có thể giúp mọi người giảm huyết áp và mỡ máu và ngăn chặn sự hình thành huyết khối.
Đậu tương có chứa hàm lượng lớn acid béo không bão hòa phong phú, vitamin E và lecithin. Ba loại chất dinh dưỡng có thể làm giảm cholesterol trong máu. Ngoài ra, saponin có trong đậu tương có hiệu quả có thể làm giảm lượng đường trong máu và ngăn ngừa xơ cứng động mạch. Nó cũng có thể giúp mọi người giảm cân cùng một lúc.
Các loại thực phẩm nêu trên có hiệu quả có thể giúp người dân giảm bớt cholesterol và chất béo trong máu và tiếp tục ngăn chặn sự hình thành của gan nhiễm mỡ.

Thứ Bảy, 2 tháng 11, 2013

Bệnh nhân gan nhiễm mỡ nên ăn uống như thế nào?

Bệnh nhân gan nhiễm mỡ nên ăn uống như thế nào để bệnh tình nhanh chóng thuyên giảm giữ vai trò rất quan trọng bởi đây là yếu tố quyết định đến việc điều trị bệnh.
Theo các bác sĩ phòng khám chuyên gan 12 Kim Mã, bệnh gan nhiễm mỡ xảy ra hầu hết ở những người có chế độ ăn uống không khoa học, những người nghiện rượu bia và lười tập luyện thể dục thể thao. Vì thế, một chế độ ăn uống khoa học giữ vai trò rất quan trọng trong quá trình điều trị bệnh gan nhiễm mỡ.

Chế độ ăn uống khoa học cho bệnh nhân gan nhiễm mỡ
Ngưng hoàn toàn bia, rượu
Rượu, bia có thể làm rối loạn chuyển hóa chất mỡ trong cơ thể và gây ra tình trạng gan nhiễm mỡ. Gan nhiễm mỡ có thể hồi phục mà không cần đến một loại thuốc nào nếu ngưng uống rượu bia hoàn toàn. 
Hạn chế đồ ăn nhiều dầu mỡ
Bệnh nhân gan nhiễm mỡ cần hạn chế các loại thức ăn nhanh (fast-food). Khi chế biến thức ăn, nên hạn chế các món chiên xào mà thay bằng những món nướng, luộc. Cần tránh các loại thức ăn chế biến từ gan, óc, cật, bộ đồ lòng của gia súc hoặc từ sữa động vật như bơ, phô mai và không nên ăn da các loại thịt heo, vịt, gà. Những loại thịt đã qua chế biến như lạp xưởng, xúc xích cũng không nên dùng vì có nhiều mỡ. Không nên sử dụng các đồ ăn thức uống ngọt như bánh, kẹo, mật đường, mía, các loại nước ngọt… Tốt nhất nên uống nước lọc, nước khoáng hoặc nước trà vì những loại nước này không cung cấp thêm năng lượng.
Hạn chế đồ ăn nhiều dầu mỡ để tránh bị gan nhiễm mỡ
Ăn nhiều rau, trái cây
Người mắc bệnh gan nhiễm mỡ chỉ nên ăn thịt nạc. Ăn thêm các loại cá và hải sản nhưng tôm và cua biển thì không nên ăn quá 1 lần/tuần. Với món trứng, cũng chỉ nên ăn 2-3 quả/tuần. Nên ăn nhiều rau, trái cây và các loại thức ăn có chứa chất xơ, sợi như rau cải, gạo đỏ, khoai mỡ, khoai tây, cà rốt, ngũ cốc, các loại hạt, bánh mì lạt và bánh quy lạt. Các loại thức ăn không chứa năng lượng như tảo, rong biển, nấm cũng rất tốt với những người mắc bệnh gan nhiễm mỡ.
Lời khuyên của bác sĩ
Bấm vào đây để cập nhật thêm thông tin.

Thứ Năm, 10 tháng 10, 2013

Gan nhiễm mỡ nên uống gì?

 Gan nhiễm mỡ nên uống gì? Một số thực phẩm khuyên dùng cho người bị Gan nhiễm mỡ
Gan nhiễm mỡ nên uống gì?
Gan nhiễm mỡ nên uống gì?

            1. Nhộng tằm:
            Có tác dụng làm giảm cholesterol huyết thanh và cải thiện chức năng gan. Nhộng thường dùng dưới dạng các món ăn hoặc tán thành bột để uống.

            2. Nấm hương:
            Chứa những chất có tác dụng làm giảm cholesterol trong máu và tế bào gan. Thường dùng dưới dạng thực phẩm để chế biến các món ăn.

            3. Lá trà:
            Có khả năng giảm trừ các chất bổ béo. Trà có khả năng làm tăng tính đàn hồi thành mạch, làm cholesterol máu và phòng chống sự tích tụ mỡ trong gan.

            4. Lá sen:
            Giảm mỡ máu, giảm béo và phòng chống sự tích tụ mỡ trong tế bào gan. Lá sen đượcc dùng pha nước sôi uống thay trà hoặc nấu cháo lá sen.

            5. Bắp trái, rau cần:
            Có tác dụng hạ cholesterol trong máu và tế bào gan. Những thực phẩm này đặc biệt thích hợp cho bệnh nhân GNM.

            6. Các loại rau trái tươi khác:

            Cải xanh, cải cúc, rau muống… có công dụng giải nhiệt làm mát gan. Cà chua, cà rốt, măng bí đao, mướp, dưa gang, dưa chuột… thanh nhiệt, lợi tiểu. Các loại dầu thực vật như dầu đậu phộng, dầu mè, dầu đậu nành… chứa nhiều acid béo không no có tác dụng làm giảm cholesterol máu; Các thức ăn chế biến từ đậu nành, đậu xanh, đậu đen…

            7. Thực phẩm cần kiêng:
            Đồ ăn quá béo bổ như mỡ động vật, lòng đỏ trứng, não và gan gia súc, bơ… Các thứ quá cay và nóng như gừng, tỏi, ớt, hạt tiêu, rượu, cà phê, trà đặc…

Hãy chú ý đề phòng và giữ gìn sức khỏe nếu không muốn bệnh trở nên nghiêm trọng.